Header Ads Widget

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

 


1. Tổ chức/cá nhân có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị người khác xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Quyền khởi kiện tại tòa án là một trong các quyền tự bảo vệ đã được quy định tại Điều 198 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

2. Mọi tranh chấp về sở hữu trí tuệ đều là các tranh chấp dân sự?

Không phải mọi tranh chấp về sở hữu trí tuệ đều là các tranh chấp dân sự. Trong trường hợp cả hai bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận thì theo quy định tại khoản 2, Điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự vụ tranh chấp được coi là tranh chấp về kinh doanh thương mại.

(Xem thêm: https://taxionline.vn)

3. Tòa án cấp nào sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Về cơ bản, những tranh chấp về sở hữu trí tuệ sẽ được giải quyết bởi tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.

Tuy nhiên, nếu một trong các bên tranh chấp hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, đối với tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì sẽ được xét xử bởi tòa án nhân dân cấp tỉnh.

4. Tôi có thể nộp đơn khởi kiện tại bất kỳ tòa án nào để yêu cầu giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ?

Không. Theo quy định của pháp luật, bạn chỉ có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án:

- Nơi bên bị kiện cư trú, làm việc, nếu bên bị kiện là cá nhân hoặc nơi bên bị kiện có trụ sở, nếu bên bị kiện là cơ quan, tổ chức;

- Nơi bạn đang cư trú, làm việc nếu bạn là cá nhân hoặc nơi bạn có trụ sở, nếu bạn là tổ chức khi đạt được thỏa thuận bằng văn bản với bên bị kiện.

5. Tôi sẽ phải làm gì khi không thể biết được nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở của bên bị kiện?

Trong trường hợp này, pháp luật cho phép bạn được chọn Tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc. Theo đó, bạn có thể chọn Tòa án nơi bên bị kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bên bị kiện có tài sản để khởi kiện.

6. Nếu bên bị kiện không có nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở tại Việt Nam thì tôi sẽ phải khởi kiện tại nước mà họ cư trú?

(Dịch vụ Xuyên Việt Media: https://xuyenvietmedia.com/service/)

Theo quy định, trong trường hợp bên bị kiện không có nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở tại Việt Nam thì bạn có thể yêu cầu Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết vụ việc mà không cần thiết phải khởi kiện ở nước ngoài

Nguồn: LuatSuCuaBan.com